Phòng cảm cúm cho trẻ: Mẹ lưu ý gì để con khỏi bệnh nhanh?

Chăm con là cả một hành trình dài, ẩn chứa nhiều cung bậc cảm xúc mà chỉ những ai từng trải mới thấu hiểu được. Giai đoạn tuổi của trẻ chỉ được tính bằng tuần hoặc tháng là giai đoạn cha mẹ rất căng thẳng, đặc biệt là khi trẻ bị ốm. Cúm là một bệnh nhiễm vi-rút khiến hệ hô hấp — mũi, họng và phổi — bị tấn công. Đối với hầu hết những người khỏe mạnh, bệnh này sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, trẻ em sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí bị đe dọa tính mạng.

Các mẹ đều biết sức đề kháng của bé rất yếu, khi thời tiết thay đổi trẻ rất dễ ốm, nhất là khi thời tiết chuyển sang đông, trẻ rất dễ bị cảm cúm. Vậy làm thế nào để phòng ngừa cảm cúm cho trẻ sơ sinh và giúp bé giảm ốm vặt khi thời tiết chuyển mùa?

Hướng dẫn cách phòng cúm hiệu quả bằng tỏi

– Cho bé uống nước tỏi nướng

Mẹ chọn nhánh tỏi ta, thơm, nướng kỹ nhưng không để cháy. Khi tỏi đã chín đều, mẹ bóc vỏ tỏi, giã nhuyễn, lọc lấy nước trong cho bé uống. Có thể pha thêm một chút nước ấm để bé dễ uống. Các mẹ yên tâm, tỏi đã nướng lên không còn vị cay, lại có vị thơm, nên chắc chắn bé sẽ thích. Cách này làm tăng cường sức đề kháng của bé và phòng cúm rất hiệu quả.

– Nấu bột/cháo với tép tỏi đập dập

Nếu bé không chịu uống nước tỏi, mẹ có thể đập giập hay giã nhỏ một tép tỏi, đem nấu chung với cháo cho bé ăn. Tỏi tuy có dậy mùi, nhưng khi được nấu chung với cháo của bé thì lại có vị rất thơm và ngậy. Với những bé dưới 9 tháng tuổi, mẹ có thể giảm lượng tỏi cho vào cháo của bé là nửa tép tỏi.

– Cho bé ngửi mùi tỏi

Nếu bé không chịu ăn cháo nấu chung với tỏi, các mẹ đừng lo. Có thể lấy tép tỏi, đập giập, cho vào miếng gạc và kẹp vào trong áo của bé cả ngày. Hết ngày, mẹ lại thay cho bé miếng gạc và tỏi khác. Hoặc mẹ có thể cho con ngửi tép tỏi đã đập dập để phòng chống cúm. Mẹ lưu ý đừng để con cầm tỏi bằng tay nhé. Có thể con lấy tay dụi mắt sẽ bị cay mắt.

Giảm nghẹt mũi cho bé bằng cách sau

Tình trạng nghẹt mũi không những làm cho bé khó chịu mà còn có thể cản trở hô hấp
Khi bé có hiện tượng ban đầu của bệnh, mẹ cần điều trị ngay cho bé

Tình trạng nghẹt mũi không những làm cho bé khó chịu mà còn có thể cản trở hô hấp, khiến bé khó khăn trong việc ngủ và bú. Bạn có thể giúp bé khắc phục điều này bằng biện pháp đơn giản sau:

Dùng bóng hút mũi hút chất nhầy từ mũi để bé hít thở dễ dàng hơn. Đầu tiên hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để làm ẩm và lỏng các chất nhầy, để bé nằm trên gối cao, sau đó bóp bóng để đẩy tất cả không khí ra, đưa đầu hút vào trong mũi bé rồi từ từ nhả bóng. Lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, giữ bé nằm yên khoảng 10 giây. Không hút mũi cho bé nhiều hơn 3 lần/ngày vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi.

Mẹ nên làm gì để tăng đề kháng cho bé?

Để phòng cảm cúm cho bé, mẹ cần tăng cường đề kháng bằng nhiều cách
Mẹ lưu ý cần giữ ấm cho bé, nhất là phần chân và tay

Để phòng cảm cúm cho bé, ngoài việc dùng tỏi, mẹ cần tăng cường đề kháng cho bé bằng nhiều cách:

– Giữ ấm cho bé, nhất là phần chân và tay. Tránh mặc cho bé quá nhiều quần áo. Ủ bé kỹ khiến bé nóng, ra nhiều mồ hôi, dễ mắc cảm lạnh.

– Bữa ăn của bé đầy đủ dưỡng chất và bổ sung các vitamin cho bé. Đặc biệt là vitamin C. Tốt nhất, mẹ hãy bổ sung vitamin cho bé từ các nguồn thực phẩm tự nhiên.

– Khi bé có hiện tượng hơi ho, ho húng hắng hoặc sụt sịt, sổ mũi, mẹ cần điều trị ngay cho bé. Tránh để bé ho và sổ mũi lâu, dễ trở thành bệnh mãn tính.

Phương pháp chống múa cúm cho bé bằng tỏi rất hiệu nghiệm. Các mẹ hãy thử xem nhé. Mong các bé luôn khoẻ mạnh để các mẹ yên tâm làm việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *