Nên và không nên làm gì sau khi trẻ đi ngoài nắng về?

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, trẻ rất dễ bị say nắng với các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, cáu gắt. Nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của trẻ, trong đó nghiêm trọng nhất là bệnh tai biến mạch máu não. Vì vậy, khi chăm sóc con cái trong thời tiết nắng nóng, cha mẹ cần hiểu rõ các triệu chứng của trẻ và cách phòng chống say nắng.

Vào những ngày nắng nóng, nhiều người thường áp dụng các biện pháp giải nhiệt sau: uống nước đá, bật điều hòa nhiệt độ thấp, tắm ngay khi vừa hết nắng … Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tắm gội khi mồ hôi vẫn chưa khô

Cha mẹ để con ngồi nghỉ cho ráo mồ hôi một lúc mới được cho con đi tắm rửa
Tắm ngay lập tức dễ khiến trẻ ho, sốt, viêm họng, thậm chí nặng có thể bị đột quỵ

Cha mẹ cần lưu ý để con ngồi nghỉ cho ráo mồ hôi một lúc mới được cho con đi tắm rửa. Tắm ngay lập tức khi vừa đi nắng về, mồ hôi vẫn còn nhiều trên người sẽ rất nguy hiểm bởi lúc này lỗ chân lông đang mở rộng, hơi nước sẽ ngấm qua những lỗ chân lông này vào cơ thể, dễ khiến trẻ ho, sốt, viêm họng, thậm chí nặng có thể bị đột quỵ.

Uống nước đá sai cách

Uống nước đá ngay lập tức khi vừa đi ngoài nắng về vô cùng nguy hiểm. Một nguyên tắc các ông bố bà mẹ cần nhớ để đảm bảo an toàn cho trẻ trong mùa hè là: tránh sốc nhiệt. Dùng nước đá khi người bé còn chảy mồ hôi ròng ròng không làm bé hạ nhiệt nhanh chóng hơn mà lại khiến cơ thể bé mau cảm thấy khát hơn, mất nước nhiều hơn, là nguyên nhân gây ra các vấn đề viêm họng, giảm nhịp tim và nhiều tình trạng sức khỏe nguy hiểm khác.

Đừng đợi đến lúc con đi ròng rã ngoài nắng. Khi trở về đã mệt lả và khát khô cổ mới để con uống nhiều và uống liền một lúc hàng cốc nước. Lúc này, cơ thể bé rất dễ bị sốc, quá tải. Tim đập loạn nhịp, hơi thở không ổn định và dạ dày có thể bị kích thích. Thay vì thế, cha mẹ nên trang bị cho con một bình nước bên người. Để con uống đều đặn vì kể cả khi không cảm thấy khát cơ thể trẻ vẫn cần được bổ sung nước hợp lí.

Ngồi trong không gia có nhiệt độ quá thấp

Việc di chuyển đột ngột trẻ từ môi trường có nhiệt độ cao sang môi trường có nhiệt độ thấp dễ khiến cơ thể trẻ bị choáng, sốc nhiệt. Nguy cơ cảm lạnh hay đột quỵ là rất cao. Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý không để trẻ ngồi điều hòa suốt cả ngày. Vì không gian kín bưng, không khí khó lưu thông dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và mầm bệnh sinh sôi gây ra nhiều bệnh tật. Thay vì thế, ngay cả trong tiết trời mùa hè nóng nực; cha mẹ vẫn nên tạo điều kiện cho con có thời gian được tiếp xúc với thiên nhiên, không gian rộng bên ngoài trời vào thời điểm thích hợp trong ngày.

Lại là một thói quen được nhiều người, nhất là trẻ em ưa thích vào mùa hè. Đó là bật quạt số to nhất có thể. Và ngồi sát đối diện với quạt. Tuy nhiên, khi vừa đi từ ngoài nắng về; hành động này cũng khiến cơ thể dễ bị sốc nhiệt. Sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng. Gây đau đầu, khó chịu, nặng hơn là trúng gió, cảm lạnh,…

Nên làm gì sau khi đi ngoài nắng về

Thay quần áo

Quần áo mặc khi ra ngoài đã thấm nhiều mồ hôi nên phải thay đồ ngay khi về
Mẹ nên chọn quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để tránh cơ thể bị cảm nắng

Quần áo mặc khi ra ngoài đã thấm nhiều mồ hôi nên phải thay đồ ngay khi đi nắng về. Nên lựa chọn quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để tránh cơ thể bị cảm nắng.

Nghỉ ngơi khoảng 30 phút

Ngay khi đi nắng về cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút. Sau đó tắm rửa sạch sẽ giúp cho cơ thể luôn sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu. Không nên tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng khi đi nắng về. Vì có thể gây sốc nhiệt, đột quỵ. Trong quá trình tắm có thể áp dụng một số cách sau sẽ giúp giải nhiệt, xua tan mệt mỏi:

– Nhúng tay, chân vào nước mát. Để giúp cơ thể bớt nóng bức.

– Dùng khăn mềm bọc lấy viên đá lạnh chườm khắp cơ thể để được thư giãn.

– Sau khi tắm xong dùng khăn ẩm quàng lên cổ. Giúp hạn chế việc bốc hơi, làm mát cơ thể.

Một điều mà mọi người không ngờ tới đó là nước hơi ấm hoặc đun sôi, để nguội có thể bù đắp lại lượng nước đã mất một cách nhanh chóng. Vì các đơn phân tử dễ dàng thẩm thấu vào tế bào nhanh hơn nước lạnh. Nên uống từ từ, từng hơi một để cơ thể tiếp nhận dần dần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *