Dấu hiệu nhận biết khi nào con bạn đang nói dối

Làm thế nào để có thể kiêm tra con bạn có đang nói dối hay không? Thực tế, trẻ con thường rất vụng về khi nói dối nên bạn có thể dễ dàng nhận ra nhưng càng về sau, việc nói dối càng trở nên phức tạp hơn. Trẻ nhỏ có thể nói dối để giành chiến thắng trong các cuộc cãi vã với anh chị em, trốn khỏi bài tập về nhà hoặc giải quyết các tình huống khác. Mặc dù khó phát hiện nhưng bạn vẫn có thể biết được con mình có đang nói dối hay không bằng cách làm theo hướng dẫn dưới đây. Điều này sẽ giúp bạn kịp thời điều chỉnh hành vi của trẻ và cải thiện mối quan hệ cha mẹ – con cái.

Ánh nhìn bất thường, điệu bộ khác lạ

Trẻ nhỏ nào đang nói dối thường tránh tiếp xúc bằng ánh mắt.
Những trẻ lớn tuổi hơn có thể kiểm soát ánh mắt tốt, nhìn chằm chằm không rời

Trẻ nhỏ nào đang nói dối thường tránh tiếp xúc bằng ánh mắt. Nhưng với những trẻ lớn tuổi hơn và khôn khéo hơn. Chúng có thể kiểm soát ánh mắt tốt hơn. Và nhìn chằm chằm không rời. Từ đó ta có thể đưa ra kết luận. Nếu bé không dám nhìn thẳng hay nhìn liên tục vào bạn thì bé đang nói chuyện một cách thiếu thành thật.

Một dấu hiệu phổ biến khác của việc nói dối đó là được lặp đi lặp lại một phần câu hỏi để phản ứng trả lời lại. Đây là cách trì hoãn thêm thời gian. Nhằm suy nghĩ và bịa ra một câu chuyện nào đó. Ví dụ, nếu bạn hỏi con đã làm những gì với một người bạn sau giờ học. Bé có thể trả lời: “Con đã đi đâu với bạn Bin sau giờ học ạ? Đi đâu với bạn Bin ạ?”.

Các hành động chạm vào khuôn mặt. Có thể là gãi tai, gãi đầu hay xoa mũi,.. Chính là những dấu hiệu cho thấy con đang không nói thật. Tương tự như vậy, việc cắn môi hay liếm môi có thể là một biểu hiện chứng tỏ bé đang bịa chuyện.

Mâu thuẫn trong lời kể và có phản ứng phòng thủ

Sự mâu thuẫn của lời kể trong câu chuyện con đang nói chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy con đang không trung thực. Một đứa trẻ đang nói dối thường phản ứng lại mạnh mẽ với lời buộc tội của bạn. Bạn hãy để ý nếu con bảo vệ những gì mình kể một cách dữ dội và hơi thái quá nhé.

Con bạn đột nhiên có những cử chỉ hay điệu bộ khác thường khi kể một câu chuyện hoặc đứng với hai tay để ra sau lưng? Những động tác hay tư thế cơ thể bất thường đó của con có thể cho thấy bé đang không thành thật. Cách nháy mắt của bé cũng thể hiện bé nói dối hay nói thật. Dù trẻ chớp mắt liên tục hay không chớp mắt chút nào… Đều là dấu hiệu có gì đó không ổn trong tâm trạng của bé.

Bạn có thấy con mình lúng túng hoặc lau mồ hôi liên tục trong khi kể câu chuyện? Đó chính là đầu mối khác nữa cho thấy bé cảm thấy không thoải mái khi phải nói dối với bạn đấy. Trừ khi con của bạn là đứa trẻ thường có thói quen nói nhiều. Hay kể lan man và hào hứng khi nói chuyện. Còn không những dấu hiệu nói quá dài dòng, không mạch lạc cho thấy trẻ đang cố gắng biến câu chuyện của mình có vẻ tin cậy hơn bằng cách thêm thắt các chi tiết. Kể chuyện ngắc ngứ lâu, do dự. Hoặc giọng trầm lại có thể là những dấu hiệu chứng tỏ một đứa trẻ đang không nói sự thật.

Chú ý những thay đổi cùng với độ tuổi của trẻ

Khi con bạn lớn lên trẻ cũng sẽ có những thay đổi nhất định trong việc nói dối
Bé càng lớn thì những lời nói dối được che dấu một cách khéo léo hơn

Khi con bạn lớn lên trẻ cũng sẽ có những thay đổi nhất định trong việc nói dối. Khi trẻ còn nhỏ bạn rất dễ dàng nhận ra những lời nói dối của trẻ. Khi trẻ lớn hơn những lời nói dối được che dấu một cách khéo léo và khó nhận ra. Cho nên hãy chú ý đến độ tuổi của bé. Để nâng cấp kỹ năng phát hiện nói dối của mình. Nếu đứa trẻ 4 tuổi của bạn nói dối; bạn nên sử dụng nó như là cơ hội để giải thích tại sao bé không nên làm như vậy.

Nếu con của bạn hai tuổi và có những bất đồng với anh chị em ruột của mình. Khi biết con nói dối bạn có thể thử bày tỏ sự hoài nghi để phản ứng đối với lời nói dối của bé. Ví dụ như bé nói rằng mình không ăn bánh sô cô la, bạn có thể nói. “Mẹ thật tò mò, tại sao lại nhìn thấy sô cô la trên mặt của con?”. Nếu con bạn nằm trong độ tuổi từ 5 đến 8 tuổi; trẻ có thể làm vậy để tránh làm bài tập hoặc trốn trách nhiệm của mình ở trường hoặc ở nhà. Bạn nên cố gắng khen ngợi hành vi tốt. Và nói chuyện cởi mở về tầm quan trọng của việc nói lên sự thật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *