Vào mùa đông, trẻ sơ sinh thường mắc các bệnh nguy hiểm tới sức khỏe do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ để ngăn ngừa các tác nhân xấu xâm hại đến cơ thể non nớt. Các mầm bệnh này có thể do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng,…
Khi gặp thời tiết lạnh ẩm, chúng có cơ hội phát triển và hoành hành, làm suy giảm sức đề kháng của trẻ và suy yếu. Thời tiết mùa đông thất thường khiến trẻ có khả năng miễn dịch yếu hơn thường mắc các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, để bảo vệ con yêu của mình, mẹ hãy ghi nhớ các biện pháp sau đây để giúp bé khỏi bệnh khi trái gió trở trời.
Bổ sung vitamin đầy đủ cho bé
Bổ sung vitamin cũng vô cùng quan trọng, trong đó cần thiết nhất là vitamin A. Bởi vitamin A đi vào cơ thể sẽ giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn, đặc biệt các chất nhầy ở đường hô hấp. Những chất nhầy này giúp hạn chế các tác nhân có thể gây bệnh ở đường hô hấp có thể xâm nhập. “Ngoài vitamin A thì vitamin C cũng rất cần thiết. Nó có trong các loại trái cây như cam, chanh, quýt, táo… phù hợp để nâng cao sức đề kháng”.
Sữa chua từ lâu được xem là thực phẩm dinh dưỡng cực tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho con người nói chung và cho trẻ em nói riêng vì trong thực phẩm này có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi đặc biệt là probiotic, chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật hiệu quả đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng đấy nhé. Với những tác dụng nâng cao sức đề kháng cực tốt như thế, các bạn hãy cho bé ăn sữa chua đều đặn hàng ngày với liều lượng phù hợp với độ tuổi, thể chất của các bé nhé.
Cho bé ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và sức khỏe của trẻ. Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị ốm hơn. Do bị giảm các tế bào xung kích tự nhiên. Là vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. Bởi vậy, cha mẹ nên hỗ trợ và giúp trẻ sớm hình thành thói quen ngủ đủ giấc; từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày.
Rèn luyện cơ thể và mặc ấm hằng ngày
Đây là cách tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Kết quả của nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Newfoundland, Canada. Cho thấy việc tập thể dục làm tăng số lượng tế bào giết tự nhiên. (Một thành phần chính của hệ thống miễn dịch. Trong đó có chức năng để tiêu diệt các khối u và các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể) ở người lớn. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ mang lại lợi ích tương tự như trẻ em. Vì vậy, ba mẹ hãy nhớ nhắc nhở trẻ thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Các hoạt động như chạy bộ, chơi bóng rổ, bóng đá, nhảy dây, đi xe đạp, .. Vừa khỏe lại vừa phát triển chiều cao tối đa.
Một bộ đồ ấm áp chắc chắn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ sức khỏe cho bé. Trên thị trường vốn đa dạng các loại trang phục với đủ kiểu dáng và mẫu mã. Tuy nhiên, để chọn được một bộ trang phục an toàn, chất lượng. Xuất xứ rõ ràng mà vẫn thời trang quả thực đang trở thành một vấn đề nan giải.

Ngoài những chiếc áo khoác hay áo len thì quần áo mùa đông cho bé bạn cũng nên chọn những chiếc áo lót và những bộ quần áo mỏng. Với áo lót mẹ nên chọn những chiếc áo dài tay. Như thế sẽ rất ấm áp trong mùa đông. Đối với những bộ quần áo cotton, để tránh bị gió lùa vào. Mẹ cũng hãy chọn những bộ quần áo kiểu bo gấu. Nó giúp cản gió lùa tối đa, lại khiến bé thoải mái từ bên trong.
Cách ăn uống tăng sức đề kháng cho bé
Bố mẹ thường rất ít quan đến cách cho con ăn uống như thế nào cho khoa học, tăng cường sức đề kháng. Mà các bố mẹ thường quan tâm đến việc cho con ăn những gì. Làm thế nào để bé ăn nhiều nhất có thể. Nhưng bố mẹ có biết cách ăn uống như thế nào cũng quyết định đến sức đề kháng của bé yêu nữa đấy.
– Không ướp lạnh thức ăn đồ uống của bé. Nếu từ trước đến nay bố mẹ nào có thói quen bỏ thức ăn của con vào tủ lạnh; thì từ giờ nên thay đổi thói quen này. Vì thức ăn lạnh có thể làm cho trẻ dễ bị viêm họng, kích ứng hô hấp gây ho, viêm phổi…Làm sức đề kháng của bé yêu bị suy giảm.
– Cho bé ăn uống đúng giờ, đủ chất. Và thay đổi phù hợp với khẩu vị, sở thích của bé. Đa dạng hóa thực đơn là cách giúp bé ăn uống hứng thú hơn.