Các dấu hiệu nhận biết sớm trẻ có bị tổn thương thính lực

Trẻ khiếm thính là trẻ có cơ quan thính giác bị tổn thương ở các mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không cảm nhận được thế giới âm thanh, không nghe được âm thanh, không hình thành được ngôn ngữ. Nếu trẻ khiếm thính được phát hiện sớm và được chăm sóc, hỗ trợ bằng các phương pháp đặc biệt, trẻ sẽ có cơ hội phát huy hết khả năng bẩm sinh của mình.

Ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi, tình trạng suy giảm thính lực có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và nó có thể gây ra sự chậm phát triển khả năng tiếp thu và học tập của trẻ. Sau đây là những câu hỏi về lời nói, ngôn ngữ và các dấu hiệu phát triển thính giác của con bạn. Các bác sĩ thường sử dụng những câu hỏi này trong mọi bài kiểm tra thính lực từ 1 đến 3 tuổi. Vì vậy, tốt nhất các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên cẩn thận và thận trọng. Nếu thấy con có những dấu hiệu sau, mẹ hãy đưa con đi khám ngay.

Với trẻ từ 12-18 tháng

Ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi, tình trạng suy giảm thính lực có thể xảy ra bất cứ lúc nào
Dấu hiệu đơn giản là bé không nhận ra tên của người, vật nuôi và các đồ vật

– Không hưởng ứng các trò chơi như “vuốt ve em thân yêu”

– Không nhận ra tên của những người quen thuộc, vật nuôi và các đồ vật

– Không thể làm theo lệnh đơn giản như “đến đây nào”

– Không quay đầu phản ứng lại âm thanh phát ra từ một phòng khác

– Không thể hiện một mong muốn nào

– Không bắt chước những từ đơn giản

– Không sử dụng ít nhất hai từ

– Không phản ứng lại với âm nhạc

– Không bi ba bi bô

– Không chỉ được các bộ phận cơ thể đơn giản hoặc nhìn vào đồ vật quen thuộc khi được hỏi.

Trẻ từ 19-24 tháng

– Không nói nhiều hơn ba từ

– Không thể chỉ được ít nhất hai bộ phận cơ thể khi được hỏi

– Không trả lời với “có” hoặc “không” với một câu hỏi hoặc câu mệnh lệnh

– Không thể xác định đối tượng thông thường như “quả bóng” hay “con mèo”

– Không kết hợp bi bô với một số lời nói có thể hiểu

– Không thích được đọc cho nghe

– Không hiểu câu hỏi “có” và “không” (“Con đã sẵn sàng chưa?”)

– Không hiểu các cụm từ đơn giản (“dưới bàn”, “trong hộp”).

Dấu hiệu cho trẻ từ 25-29 tháng

-Không đáp ứng với các câu mệnh lệnh hai phần như “ngồi xuống và uống sữa của con đi”

-Không thể trả lời câu hỏi “cái gì” và “ai đó”

-Không thể nói một câu hai từ đơn giản như “con đi”

-Không quan tâm đến những câu chuyện dễ hiểu

-Không hiểu được nhiều từ hành động (“chạy”, “ngồi” “đi bộ”).

Dấu hiệu cho trẻ từ 30-36 tháng

– Không hiểu các từ sở hữu như là “của tôi” và “của bạn”

– Không thể lựa chọn những thứ theo kích thước (chẳng hạn như “lớn” và “nhỏ”)

– Không sử dụng bất kỳ từ số nhiều hoặc động từ nào

-Không hỏi được”cái gì” và “tại sao”

– Không hiểu “không phải bây giờ” hoặc “không thêm nữa”.

Các biện pháp chẩn đoán

Cách kiểm tra khả năng nghe của trẻ 6 tháng đến 3 tuổi

Bố mẹ cần theo dõi và có can thiệp đối với những dấu hiệu bất thường của bé
Thính lực là một trong những “cầu nối” giúp trẻ cảm nhận và học hỏi về thế giới xung quanh

Để nhận biết dấu hiệu khiếm thính ở trẻ sơ sinh, có thể xác định qua các bước:

Bước 1: Để trẻ nằm ngửa trên giường, người thử đứng ở phía đầu trẻ, cách nửa mét.

Bước 2:Thực hiện vỗ tay, hoặc lắc xúc xắc… để phát ra tiếng động xem trẻ có quay đầu về hướng đó không. Làm lại 3 lần và quan sát phản ứng của trẻ.

Kiểm tra khả năng nghe của trẻ trên 3 tuổi

Bước 1: Để trẻ ngồi quay lưng lại người thử, lần lượt bịt từng bên tai và hướng về bên đối diện nói từng từ đơn, cường độ nói bình thường để trẻ nhắc lại. Nếu trẻ nhắc lại 4 – 5 lần đều đúng có thể coi sức nghe bình thường.

Bước 2: Làm lại với tai bên đối diện.

Bước 3: Nếu phát hiện trẻ nói sai, hoặc không nhắc lại được các âm thanh lời nói, cần cho trẻ đến các đơn vị chuyên khoa uy tín để đo thính lực.

Thính lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn 1 đến 3 tuổi vì nó là một trong những “cầu nối” giúp trẻ cảm nhận và học hỏi về thế giới xung quanh. Vì thế, bố mẹ cần theo dõi và có can thiệp kịp thời đối với những dấu hiệu bất thường của con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *