Trẻ con trong giai đoạn gần 1 tuổi là giai đoạn bé cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ thông thường. Bé cũng có thể ăn nhiều hơn và đặc hơn 1 chút xíu so với trước. Ở trong giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi thì phụ huynh bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm hàng ngày. Nhiều bậc phụ huynh vẫn đang phân vân không biết đâu là phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách, đâu là phù hợp nhất cho trẻ? Mọi người cứ cho trẻ ăn tràn lan nhiều thứ nhưng không hề biết nó có thực sự tốt cho trẻ không. Vì vậy, niitcliks.com đã tổng hợp được một số nguyên tắc sau, các bạn cùng tham khảo nhé!
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi
7 tháng tuổi bé đã quen hơn với việc ăn dặm các loại thực phẩm mới trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Bé cũng có thể ăn nhiều hơn và ăn đặc hơn 1 chút xíu so với lần đầu tiên. Thế nhưng các mẹ cần lưu ý dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ hay sữa công thức và không nên cho bé ăn các loại thịt cá quá mức. Làm vậy sẽ khiến hệ tiêu hóa, thận và chức năng gan còn non yếu của trẻ bị tổn thương khó phục hồi tốt
Về thực đơn dinh dưỡng cho bé mẹ có thể tham khảo mẫu thực đơn sau:

Lượng thức ăn bé cần nhiều hơn và đặc hơn so với giai đoạn trước, với 3 thành phần chính gồm:
- Tinh bột (cơm, mì…)
- Chất xơ (rau, củ…),
- Chất đạm (thịt, trứng, cá…)
Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp thêm trái cây, rau củ vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Cùng với tần suất khoảng 4 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 2-3 muỗng cà phê.
Lưu ý:
- Duy trì cho bé bú sữa mẹ, khoảng 600-700ml/ ngày.
- Không nên cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa… để tránh thận của bé làm việc quá tải và có thể ảnh hưởng đến chức năng gan.
- Không nêm gia vị vào thức ăn của bé.
- Nấu cháo theo 10g gạo với 70ml nước.
- Thêm chất béo khi chế biến món ăn cho bé.
- Đa dạng món ăn để làm phong phú khẩu vị của bé.
Lưu ý trong cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi
Đa số thức ăn của trẻ trong độ tuổi này vẫn cần được xay nhuyễn, nhưng đặc hơn so với hồi 6 tháng tuổi. Thực đơn cho bé cũng đa dạng hơn với nhiều loại thực phẩm. Vì vậy mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm. Nhằm đảm bảo cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho bé phát triển.

- Thực phẩm cung cấp chất đạm: Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đỗ, vừng.
- Thực phẩm cung cấp tinh bột: Gạo, mì, khoai, ngô…
- Thực phẩm cung cấp chất béo: Dầu thực vật, mỡ động vật,…
- Thực phẩm cung cấp vitamin và chất khoáng: Rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mùng tơi, chuối, đu đủ, xoài ….
Ngoài ra còn một số lưu ý bên lề khác như:
Đừng ép bé ăn
Các bé khác nhau có khẩu vị và sở thích khác nhau. Đây là “giao ước” đầu tiên mẹ cần ghi nhớ. Nếu bé không hợp tác, hãy ngưng lại và tiếp tục cho trẻ bú sữa theo nhu cầu. Có thể cha mẹ sẽ cảm thấy rất khó đứng yên nhìn con không chịu ăn, nhưng ép bé ăn không chắc đã có ích. Thay vào đó, hãy cố gắng chấp nhận rằng bé không đói ngay bây giờ và kiên nhẫn đợi đến giờ ăn tiếp theo. Đến cữ ăn sau hãy thử lại, trẻ em vốn dĩ không bao giờ để mình nhịn đói lâu cả.
Ăn chủ động
Khuyến khích các bé chủ động khám phá các loại thực phẩm khác nhau. Có thể bằng cách cho phép bé ăn thức ăn cầm bằng tay. Ở độ tuổi này, trẻ có xu hướng bị cắn mọi thứ cầm được trên tay giúp làm dễ chịu nướu răng. Còn gì thích thú hơn khi thức ăn sẽ đóng vai trò như một món đồ chơi của trẻ, vừa chơi vừa hấp thu.
Tập trải nghiệm
Đừng làm rào cản cho con khám phá thế giới ẩm thực chỉ vì bạn không thích ăn một món gì đó. Trong trường hợp em bé bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể, hãy ghi nhớ và dừng lại trong vài tháng. Tuy nhiên, sau đó hãy thử lại với số lượng ít hơn thay vì kiêng cữ tuyệt đối.
Tập thói quen ăn uống cho trẻ 7 tháng tuổi
Xây dựng một nơi dành riêng cho việc ăn để thiết lập thói quen ăn uống thích hợp. Thói quen này sẽ tạo ra mối liên hệ giữa địa điểm và thức ăn trong tâm trí bé, khiến việc cho con ăn không còn là một nỗi vất vả.
Đảm bảo vệ sinh ăn uống cho bé
Thức ăn cho bé luôn cần nấu chín. Các loại hoa quả ăn sống thì phải được ngâm rửa qua nước nhiều lần. Các dụng cụ được sử dụng để làm thức ăn cho trẻ em cũng cần làm sạch và khử trùng trong nước sôi. Lý do là giai đoạn này, đường ruột của trẻ vừa phải tiếp xúc với thực phẩm mới, vừa đối diện nguy cơ rất cao bị nhiễm trùng.

Trẻ 7 tháng tuổi thì mẹ có thể thay đổi thực đơn 1 chút với các loại bột rau củ, bột sữa… thay cho bột thịt để tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện.