Nhân sâm là một trong những loại thực vật, dược phẩm cực nổi tiếng của Hàng Quốc. Món ăn này giúp người ăn hồi phục sức khỏe cực kỳ nhanh chóng. Không chỉ có vậy, nó còn giúp nền tảng sức khỏe cơ bản tăng lên đáng kể. Điển hình như thúc đẩy sự phát triển của cơ thể, tăng sức bền,… Mặc dù vô cùng bổ dưỡng thế nhưng hãy cẩn trọng với việc sử dụng nhân sâm. Bởi không phải ai cũng có thể ăn được món này đây nhé. Ngoài ra khi ăn quá nhiều hoặc sai cách cũng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Thế nên bạn hãy đọc ngay những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này.
Công dụng thần kỳ của nhân sâm
Nhân sâm (Ginseng) thường được nhắc đến như một “liều thuốc kỳ diệu” bởi vì nó có rất nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là phần rễ và hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp. Nhân sâm xuất hiện trong dân gian từ rất lâu và là thành phần chính trong sản xuất trà thảo dược ở Trung Quốc. Ở Indonesia, nhân sâm được sử dụng trong y học cổ truyền. Nhân sâm có nhiều hợp chất mang hoạt tính sinh học như saponin, phytosterol, peptide, polysaccharides, axit béo, polyacetylenes, vitamin và khoáng chất. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của sản phẩm truyền thống này:
Giảm stress hiệu quả

Nhân sâm có thể cải thiện giúp chúng ta tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm mệt mỏi. Ginseng được biết đến là loại thảo dược thay thế thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khi một người đang phải trải qua tình trạng căng thẳng quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe. Nhân sâm có thể giúp bạn cân bằng adrenaline.
Tăng cường trí não và hệ miễn dịch
Nhân sâm có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Một số chuyên gia cho rằng nhân sâm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc tính Adaptogenic có trong Ginseng giúp kích thích trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi. Nhân sâm cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.
Hỗ trợ chữa trị đái tháo đường
Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng cách dùng các chế phẩm nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên dùng cùng một lúc với Ginseng để tránh có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp. Nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Ức chế tế bào ung thư
Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có thể bị ức chế bởi Ginseng. Theo báo cáo Y khoa Trung Quốc Journal, ginsenosides có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương tế bào ung thư tuyến tiền liệt, các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, Ginseng cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào, làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Giảm hàm lượng cholesterol trong máu
Trong một số nghiên cứu, Ginseng đã được tìm thấy có khả năng làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các nhà khoa học tin rằng ginsenocides chứa trong Ginseng hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Tránh suy nhược cơ thể
Vai trò của adaptogenic làm thay đổi sinh lý trong cơ thể để thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc quá sức.
Cải thiện nền tảng sức khỏe cơ bản

Nhân sâm được coi là thuốc bổ trong việc cải thiện khả năng chịu đựng và được dùng phổ biến ở vận động viên. Trong thực tế, một vận động viên cần phải duy trì được thể lực phù hợp ở mức cao và nhân sâm có thể trợ giúp hữu hiệu trong hoàn cảnh này.
Việc chống chỉ định đối với nhân sâm được khuyến cáo đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, Ginseng cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng của một số loại thuốc, điển hình là các loại thuốc chống đông máu như warfarin, heparin, aspirin và các thuốc lợi tiểu.
Ai không nên sử dụng nhân sâm?

Nhân sâm tốt nhưng không phải ai cũng dùng được, chúng ta nên thận trọng khi dùng Ginseng. Ginseng này không được khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng sau:
- Người khỏe mạnh.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp.
- Người có tiền sử bị bệnh tim mạch.
- Bệnh nhân bị tiểu đường đang được điều trị bằng thuốc.
- Các trường hợp bị rối loạn chảy máu hoặc rối loạn đông máu.
- Người đang dùng các thuốc có thành phần chống loạn thần hoặc chống đông máu.
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
- Bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp nên theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng Ginseng.