Nên uống gì để bù nước và bổ sung chất điện giải hiệu quả cho cơ thể?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bạn bị mất nước. Đó có thể là tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi, tiểu đường, tập luyện nhiều,… Với bất kỳ lý do nào, nếu bị mất nước quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể bị suy kiệt, thậm chí là tử vọng. Do đó, uống gì để bù nước và tăng chất điện giải là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Đây là một điều cực kỳ quan trọng và là kiến thức mà ai cũng nên nắm được. Vậy bạn đã biết cách xử trí nếu rơi vào trường hợp này chưa? Đừng quá lo lắng, vì có rất nhiều cách hiệu quả để bù lại lượng nước cần thiết cho cơ thể chúng ta. Đừng chần chờ mà hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Nước và chất điện giải quan trọng như thế nào?

Nước đóng vai trò rất cần thiết cho sự duy trì hoạt động sống cơ bản nhất của cơ thể. Nước giúp máu lưu thông đi nuôi các tế bào khắp cơ thể. Đồng hành cùng với nước là những chất điện giải hay còn được gọi là các chất khoáng. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, các chức năng chuyển hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng như thiếu máu, suy tuần hoàn, lơ mơ.

Nước và chất điện giải là một phần không thể thiếu của cơ thể
Nước và chất điện giải là một phần không thể thiếu của cơ thể

Chất điện giải (chất khoáng) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của áp suất thẩm thấu các ion, magie, photphat, kali – là những thành phần quan trọng đối với dịch lỏng của tế bào. Và natri, ion, clo là những thành phần không thể thiếu trong huyết tương. Do đó, khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải sẽ rơi vào tình trạng suy kiệt, năng hơn có thể gây ra tử vong. Khi cơ thể bị tiếu chất điện giải, người sẽ trở nên lừ đừ, buồn nôn, nôn, co giật, chướng bụng, ruột liệt, nhịp tim rối loạn, tim có thể ngưng đập và tử vong.

Vì sao lại bị mất nước?

Khi vận động mạnh hoặc thời tiết nắng nóng, oi bức, cơ thể sẽ điều tiết và bài tiết ra nhiều mồ hôi. Do đó, cần phải uống nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước mất đi. Tuy nhiên, rất nhiều người lại không để ý đến điều này và chỉ uống nước khi bắt đầu cảm thấy khát nước mà không biết rằng, khi cơ thể cảm thấy khát nước thì nội tạng đã bị mất đi sự cân bằng và tế bào cơ thể đã rơi vào trạng thái mất nước nhẹ.

Phần lớn các hoạt động của cơ thể đều cần đến nước và làm giảm dần lượng nước có sẵn trong người. Vì vậy cần phải uống nước thường xuyên để bù đắp lượng nước mất đi. Đối với người khỏe mạnh cần uống 1,5 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Và tuyệt đối không uống một lượng nước lớn một lúc để tránh phá vỡ sự cân bằng của nước và chất điện giải trong cơ thể. Nên uống ít và uống nhiều lần.

Ngoài ra, tiêu chảy, nôn mửa, đồ nhiều mồ hôi, tiểu đường cũng là nguyên nhân gây ra mất nước chủ yếu của cơ thể. Trong đó, tiêu chảy là bệnh lý gây tử vong nhiều nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Khi trẻ bị mất nước, cơ thể sẽ cảm thấy khát, uống nhiều nước, trẻ bị lừ đừ, mắt trũng, tiểu ít, huyết áp giảm và mạch đập nhanh.

Biểu hiện cơ thể đang cần được bù nước

Ở trẻ em:

  • Khô miệng và khô lưỡi.
  • Khóc không có nước mắt.
  • Tã của trẻ không ướt sau mỗi 3 giờ.
  • Mắt trũng, má trũng.
  • Trẻ kích thích, nặng hơn có thể lừ đừ.

Ở người lớn:

  • Khô miệng.
  • Ngủ gà, lơ mơ.
  • Yếu cơ.
  • Sốt/ớn lạnh.
  • Hoa mắt, chóng mặt.

Các triệu chứng nặng (khi mất 10 – 15% tổng lượng nước trong cơ thể) gồm: không chảy mồ hôi, mắt trũng, da khô hoặc nhăn nheo, huyết áp thấp, nhịp tim tăng, sốt, mê sảng, mất ý thức.

Bù nước thế nào cho chuẩn?

Có nhiều cách để bù nước và các chất điện giải để bù nước và chất điện giải cho cơ thể. Khi thấy có dấu hiệu mất nước, nên cho người bệnh uống hỗn hợp dung dịch muối đường, nước cháo loãng hoặc nước dừa hay các chế phẩm bù nước và chất điện giải đường uống thường được sử dụng như bột oresol, nước biển khô.

Oresol giúp bù nước trong tíc tắc

Oresol được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho việc bù nước
Oresol được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho việc bù nước

Đây là loại thuốc đặc hiệu dùng để bù đắp nước và chất điện giải, bổ sung năng lượng và phòng chống các nguy cơ trụy tim mạch trong trường hợp sốt cao, tiêu chảy, nôn hay tiêu hao năng lượng do hoạt động mạnh, quá sức,…

Cách pha oresol: hòa tan 27,9g thuốc với 1 lít nước nguội (tuyệt đối không dùng nước nóng hay nước ấm) tạo thành dung dịch có áp suất thẩm thấu tốt cho bệnh nhân. Ngày uống 1- 2 gói. Không nên pha loãng hơn vì sẽ không cung cấp đủ nước, các chất điện giải và glucosa cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Hoặc pha đặc quá cũng sẽ làm người bệnh dễ bị tiêu chảy nặng hơn do áp suất thẩm thấu trong ruột.

Nước muối cũng có thể giúp bù nước

  • Nước muối đường: pha với tỷ lệ 1 thìa cà phê muối với 8 thìa đường và 1 lít nước.
  • Nước cháo muối: 1 thìa muối + 1 nắm gạo + 1,2 lít nước.
  • Nước dừa muối: 1 thìa muối + 1 lít nước dừa.

Cần lưu ý gì khi bù nước?

Bạn cũng nên cẩn trọng khi bù nước cho cơ thể
Bạn cũng nên cẩn trọng khi bù nước cho cơ thể

Bạn có thể bù nước bằng cách uống orasol. Và sau đây là một vài điểm cần lưu ý:

  • Sau khi pha xong, bạn có thể giữ để uống orasol trong vòng 24 giờ, sau đó không nên dùng nữa.
  • Dùng nước nguội để pha dung dịch oresol, không pha thuốc với nước khoáng. Vì trong nước khoáng có sẵn các ion điện giải sẽ làm sai lệch tỉ lệ các chất điện giải. Sau khi pha xong, bạn cũng không được đun sôi dung dịch Oresol.
  • Khi pha nước điện giải Oresol vào nước, bạn sẽ có được một dung dịch đục. Vì vậy, bạn cần lắc hoặc khuấy kỹ trước khi uống.
    Bạn nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung thêm chuối, nước cam. Các món này có thể giúp bổ sung thêm kali và các chất khoáng. Nếu người bệnh chỉ bị mất nước thông thường. Có thể bù đắp nước bằng các loại nước pha với chút muối thì tốt hơn. Ví dụ như: cam muối, chanh muối, dừa muối và uống có liều lượng. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng. Trên đây là cách xử trí đơn giản khi bị mất nước uống gì để bù đắp nhanh nước và chất điện giải cho cơ thể mà bạn có thể tham khảo. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *