Cách chữa sổ mũi cho bé tại nhà vô cùng đơn giản

Trẻ khi còn nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, gây sổ mũi, hắt hơi. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này trẻ sẽ nặng hơn, dẫn đến biến chứng rất nguy hiểm. Trong số các nguyên nhân gây hắt hơi ở trẻ em, cảm lạnh là phổ biến nhất.

Do phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh) hoặc ra nhiều mồ hôi, trẻ có khả năng bị cảm lạnh. Giai đoạn đầu trẻ sẽ có các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, về sau trẻ có thể ho dữ dội khiến chức năng phổi bị suy yếu. Hiện tượng này có thể tự biến mất nhưng cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như viêm xoang, viêm tai giữa,..

Dùng lá bạc hà sắc thuốc

Bạc hà là vị thuốc dân gian sử dụng khá phổ biến chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Bài thuốc này giúp chữa chứng nghẹt mũi và tắc mũi cho bé

Bạc hà là vị thuốc được dân gian sử dụng khá phổ biến trong bài thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng. Theo Đông Y, bạc hà có vị cay, tính mát không độc… giúp kháng viêm sưng, hạ sốt, chữa viêm mũi, sổ mũi, ngạt mũi, kích thích tiêu hóa…

Cách dùng: Lấy 7g bạc hà, 9g tân di hương, 15g hoàng bá, 10g hương bạch chỉ. Tất cả cho vào sắc với 1 bát con nước, bài thuốc này giúp chữa chứng nhức đầu nghẹt mũi, mũi chảy nước vàng và tắc mũi cho bé rất hiệu nghiệm.

Dùng hoa ngũ sắc vắt lấy nước

Hoa ngũ sắc là cây thảo dược mọc hoang ở khắp nơi nhưng ít ai nghĩ rằng hoa ngũ sắc có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Theo phân tích của Y Học hiện đại, hoa ngũ sắc có chứa một hàm lượng cadinen, caryophyllen, getatocromen… có tác dụng chống viêm sưng, ngạt mũi, sổ mũi, chảy dịch nhanh chóng

Cách dùng: dùng hoa ngũ sắc rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước. Dùng bông gòn tẩm nước hoa ngũ sắc rồi nhét vào lỗ mũi bị đau khoảng 15 – 20 phút. Phương pháp này giúp cải thiện chứng nghẹt mũi, viêm sưng mũi rất hiệu quả không chỉ cho bé mà cả cho người lớn.

Nhỏ nước muối sinh lý

Với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 - 3 giọt, với trẻ lớn hơn có thể nhỏ 4 - 5 giọt
Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ít nhất 4 lần 1 ngày

Trước khi nhỏ mũi, ngâm lọ nước muối vào nước ấm. Để bé nằm ngửa. Đầu ngửa nhẹ ra sau sao cho đầu thấp hơn chân. Nhỏ nước muối sinh lý đã được làm ấm vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 – 3 giọt, với trẻ lớn hơn có thể nhỏ 4 – 5 giọt. Đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm vào làm loãng chất nhầy bên trong hốc mũi.

Làm sạch hốc mũi. Với trẻ lớn đã biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy. Xì mũi ra một chiếc khăn sạch. Còn nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì phụ huynh dùng bóng hút. Hút đờm nhớt bên trong hốc mũi của bé. Thực hiện thủ thuật này bằng cách bóp xẹp bóng hút. Đưa đầu hút vào trong cửa mũi. Dùng tay bịt mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra. Khi đó, đờm nhất trong hốc mũi sẽ được hút vào bóng hút.

Rửa bóng hút mũi. Bóp mạnh bóng hút mũi để đờm nhớt trong bóng xì vào khăn sạch. Sau khi hút hết cả 2 hốc mũi, thực hiện hút xả bóng hút nhiều lần dưới vòi nước để làm sạch hiệu quả. Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ mỗi ngày 4 lần hoặc hơn. Cho tới khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *