Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ mẫu giáo

Rèn luyện cho trẻ mẫu giáo và mầm non có một cơ thể, trí não, ngôn ngữ, thói quen tập thể dục, ăn uống,… hợp lý là việc vô cùng quan trọng. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu bộc lộ tính độc lập và ham học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Trẻ con trong lứa tuổi này đang có những hành vi “bắt chước” người lớn. Đặc biệt là trong vấn đề ăn uống hàng ngày. Do đó, việc thiết lập một thói quen ăn uống bổ dưỡng và lành mạnh cho trẻ mẫu giáo sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cân bằng của trẻ trong tương lai. Vậy bổ sung dinh dưỡng cho trẻ như thế nào thì mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây nhé

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Trong độ tuổi mẫu giáo bé rất cần bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng để bổ sung cho sự phát triển toàn diện của bé cả về chiều cao, trí não lẫn thể chất của bé.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Độ tuổi mẫu giáo là giai đoạn cơ thể bé rất cần mẹ bổ sung đa dạng các loại thực phẩm dinh dưỡng và phù hợp với sự phát triển của trẻ? Vì vậy mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng dưới đây cho bé nhé.

Bổ sung trứng cho trẻ mẫu giáo

Trứng là thực phẩm vàng rất tốt cho độ tuổi mẫu giáo của trẻ. Trứng chứa rất nhiều protein, vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất. Các mẹ nên bổ sung vào bữa sáng của trẻ các món ăn làm từ trứng để bổ sung năng lượng cho sự phát triển của trẻ nhé

Bổ sung cá hồi cho trẻ

Cá hồi rất giàu axit Omega-3, DHA và EPA giúp phát triển trí não cho trẻ. Hãy bổ sung cho trẻ ít nhất 1 bát cá hồi /1 tuần trong bữa ăn cho trẻ

Bột yến mạch giàu năng lượng

Đây là siêu thực phẩm rất giàu năng lượng cùng các dưỡng chất như:

  • Vitamin B, E, kali, kẽm…
  • Có tác dụng hỗ trợ não trẻ phát triển
  • Giúp trẻ tập trung tiếp thu tốt hơn. Còn giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Bổ sung các loại hạt

Nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ các loại hạt như:

  • Lạc, vừng, đậu đỗ.. vì chúng rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa
  • Cùng các loại vitamin và khoáng chất khác nhau

Bổ sung sữa, sữa chua ít béo

Sữa là thực phẩm dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của trẻ

Bổ sung sữa, sữa chua ít béo
Bổ sung sữa, sữa chua ít béo cho trẻ mẫu giáo

Nếu trẻ không uống sữa được hãy cho trè dùng sữa chua, phôi mai,… Các loại chế phẩm từ sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày nhé

Sữa chua ít béo và ít đường giúp tăng khả năng miễn dịch và rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ

Đậu phụ và trái cây tốt cho trẻ

Đậu phụ và các thực phẩm làm từ đậu nành có chứa rất nhiều protein cho sự phát triển của trẻ

Trái cây rất tốt cho thể chất và sự phát triển trí não của trẻ vì:

  • Trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết
  • Các mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây tráng miệng sau các bữa ăn hàng ngày

Cà chua, bắp cải, cà tím bổ dưỡng

  • Cà chua chứa rất nhiều lycopen có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư
  • Các mẹ có thể dùng bắp cải và kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác nhau trong bữa ăn của trẻ như: Nấu cùng mì, trộn sốt mayonaise, nấu súp…
  • Ăn cà tím giúp trẻ kháng khuẩn, kháng virus tốt cùng khả năng chống lại các bệnh từ tim mạch
  • Mẹ nên cho bé tập làm quen với cà tím từ 8-10 tháng tuổi

Một số lưu ý khác khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Bên cạnh việc tính toán, xây dựng thực đơn cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu của trẻ mầm non, mẫu giáo, bố mẹ cũng cần bổ sung cho con đầy đủ các vi chất cần thiết như vitamin A, C, D, nhóm B, sắt… Bởi nếu thiếu các vi chất này, trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng như:

Một số lưu ý khác khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong trường mẫu giáo
  • Thiếu vitamin A (có nhiều trong cà rốt, đu đủ, bông cải xanh, cà chua, bí đỏ…): Trẻ dễ bị khô mắt, khô da, sợ ánh sáng, chậm lớn, hay bị ho, sổ mũi…
  • Thiếu vitamin D (có trong sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, cá hồi, bơ…): Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, giật mình khi ngủ, nấc cụt…
  • Thiếu vitamin C (có trong các loại trái cây như cam, ổi, dâu, nho, kiwi…): Trẻ bị khô da, dễ chảy máu mũi, chảy máu chân răng…
  • Thiếu vitamin nhóm B (như B1, B2, Biotin trong ngũ cốc, các loại hạt…): Trẻ thường biếng ăn, dễ bị phù, viêm bờ niêm mạc, hay quấy khóc, rối loạn tiêu hóa..
  • Thiếu sắt (có trong gan, đậu phụ, cải bó xôi, hải sản…): Thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay nhạt màu…), trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, thiếu tập trung…

Hãy xem thêm những thông tin thú vị khác tại Dinh dưỡng trẻ em.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *